HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
Nguyễn Quốc Vương 15/12/2023
Hoạt động của trung tâm
“học thông qua làm” là học tập trải nghiệm. Cũng có cách gọi là “học tập mang tính trải nghiệm”. Cái khác biệt không lớn lắm nằm ở trong hai cách gọi đó là việc nhấn mạnh đây không phải là “việc sản xuất”. Nói tóm lại học tập trải nghiệm chỉ việc học bằng cách sử dụng thân thể và có được các trải nghiệm từ đó.
Định nghĩa
(1) Định nghĩa
“học thông qua làm” là học tập trải nghiệm. Cũng có cách gọi là “học tập mang tính trải nghiệm”. Cái khác biệt không lớn lắm nằm ở trong hai cách gọi đó là việc nhấn mạnh đây không phải là “việc sản xuất”. Nói tóm lại học tập trải nghiệm chỉ việc học bằng cách sử dụng thân thể và có được các trải nghiệm từ đó.
(2) Phân loại học tập trải nghiệm
Học tập trải nghiệm được phân làm bốn loại sau:
Thứ nhất là trải nghiệm trực tiếp. Đây là học tập đúng như tên gọi sử dụng tất cả các giác quan để học. Việc nghe, nhìn sẽ dễ quên nhưng việc học sử dụng các giác quan như khứu giác, xúc giác, vị giác sẽ làm cho học sinh ghi nhớ lâu.
Thứ hai, là trải nghiệm giả tưởng. Ví dụ như trải nghiệm ngồi xe lăn, trải nghiệm chăm sóc trẻ em. Thêm nữa còn có trò chơi đóng vai, diễn kịch khi học sinh đứng trên lập trường của nhân vật. Nó có tác dụng thúc đẩy sự phê phán giá trị và tham gia xã hội.
Thứ ba là trải nghiệm mô phỏng. Simulation là một ví dụ tiêu biểu.
Thứ tư là trải nghiệm gián tiếp thông qua các thiết bị nghe nghìn.
Mức độ quan trọng của các trải nghiệm này được xếp theo đúng thứ tự như trên.
Sự thiếu hụt trải nghiệm thực tiễn đi kèm với việc học của trẻ em.
(1) Sự thiếu hụt trải nghiệm cuộc sống và trải nghiệm tự nhiên
Sự thiếu hụt trải nghiệm thực tế của học sinh rất đáng lo lắng. Trong báo cáo lần thứ 15 của HỘi đồng thẩm định giáo dục trung ương cũng chỉ ra : « Trải nghiệm mô phỏng và trải nghiệm giả tưởng đang tăng lên nhưng trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm tự nhiên thì thiếu hụt rõ rệt ».
Trong cuộc điều tra dư luận của NHK năm 1995, 60% trẻ em trả lời « chưa từng được ngủ trong trại ở ngoài trời ». Tiếp đó có đến 40% trẻ em trả lời là « chưa từng ăn rau dại, nấm hay quả rừng tay mình hái được », « chưa từng nhìn thấy mặt trời mọc và lặn ». Tất cả những trải nghiệm này đều là chuyện đương nhiên đối với trẻ em ở thế hệ trước đó. Liệu rằng những trẻ em thế hệ này có hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp hay tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tự nhiên hay không ?
Tiếp theo là ví dụ về học tập công việc làm vườn ở lớp 5. Để trồng ngũ cốc, hoa quả và có được thu hoạch cao việc chăm sóc cho rễ, thân cây khỏe và lá tốt rất quan trọng và việc này từ trước đến nay là kiến thức thông thường, phổ biến. Đặc biệt việc làm đất là việc làm cốt tử của nhà nông. Tuy nhiên trẻ em hiện nay cho dù có học những việc đó thì với các em đây cũng là những thứ rất đáng ngạc nhiên. Học sinh nghĩ rằng cà ghém , cà chua và dưa chuột là quả được tạo ra từ hoa sinh ra từ thân cây với vài cái lá chui lên từ mặt đất.
Công việc trồng lúa cũng tương tự. Học sinh không hiểu được ý nghĩa của việc lao động vất vả để làm phân bón, dọn cỏ diệt trùng trong cái nóng của mùa hè cũng như việc chăm sóc lúa và quản lý nước.
Trước đó cho dù là đô thị thì trên đường đi học vẫn có những ruộng lúa. Học sinh vẫn nhìn thấy sự trưởng thành của cây nông nghiệp và công việc của người nông dân. Thêm nữa, mương nước bên cạnh cũng là một trong những chỗ giải trí của học sinh.
Hiện nay ở đô thị gần như không thấy các ruộng lúa ở gần học sinh nữa. Vì vậy rất nhiều học sinh nghĩ cà chua là quả ở gần mặt đất hay phân hóa học rất tốt. Do đó các em không hiểu được sự vất vả, cực nhọc của người nông dân.
Đối với học sinh chưa hề nhìn thấy việc làm phân bón sẽ nghĩ việc bón phân, nước tiểu cho cây sẽ làm cho quả cà chua, dưa chuột hôi thối. Tuy nhiên, trên thực tế khi phân được ủ kĩ hoàn toàn thì nó không còn hôi thối cũng như không có cả côn trùng và vi sinh vật. Có sờ vào thì cảm giác cũng giống như là chạm vào đất.
Đối với học sinh hiện nay, rau quả tươi tốt không có tì vết sẽ là thứ tốt và có giá cao hơn là những hoa quả có hình dáng và mùi tự nhiên. Học sinh nghĩ cho dù là nông sản nhập khẩu hay do người trong nước sản xuất cũng không có quan hệ gì.
Các ví dụ trên chỉ là một phần thực tế nhưng trong giờ học thì vấn đề thiếu hụt trải nghiệm đang là một vấn đề đặt ra.
Tình trạng trên được Hattori Hachiko gọi là « sự nghèo nàn của học tập » nằm trong căn bệnh thiếu trải nghiệm. Sự nghèo nàn này có mối liên hệ với sự thiếu tự tin và lòng mong muốn và sinh ra sự trở ngại đối với sự trưởng thành trí tuệ. Để giải quyết vấn đề này, vấn đề trọng tâm của các giờ học từ giờ về sau là phát huy các trải nghiệm trực tiếp. Đương nhiên, việc học về các khu vực cách xa hay học tập lịch sử sẽ trở nên bất khả. Khi đó giáo viên sẽ tổ chức trải nghiệm mô phỏng hay trải nghiệm gián tiếp.
(2) Sự thiếu hụt trải nghiệm xã hội
Cùng với sự phát triển cao độ của nền kinh tế, các con đường và quảng trường đã biến mất khỏi thế giới của trẻ thơ. Trước đó, trẻ em thường tập trung ở đây chơi các trò trốn tìm, mở nắp chai… Người già và trẻ em có mối quan hệ khăng khít tạo ra xã hội của trẻ em. Ở đây trẻ em được rèn luyện, đôi khi chịu đựng và trang bị cho mình quy tắc của xã hội. Hiện nay khi các con đường và quảng trường mất đi, những nơi trải nghiệm xã hội của trẻ em cũng biến mất. Thêm nữa, cùng với già hóa dân số, sự va chạm và tiếp xúc giữa anh chị em trong gia đình cũng không còn.
Kết quả là bạo lực lặp đi lặp lại. Điều này có mối quan hệ chặt chẽ với « sự hoang phế của lớp học ».
Tóm lại, sự phê phán và quyết định của bản thân học sinh đã thu hẹp lại. Việc kìm chế cảm xúc của ban thân để xem xét xem gia đình, bạn bè, giáo viên nghĩ gì, suy nghĩ, phán đoán kĩ càng xem bản thân nên làm gì sau đó mới đưa ra quyết định đã không còn. Hattori gọi đây là « sự nghèo nàn của học tập » và « thiếu hụt trải nghiệm cảm xúc ». « Sự nghèo nàn của học tập » dẫn đến thiếu hụt ý thức bạn bè và ngăn cản sự trưởng thành về mặt xã hội. « Sự thiếu hụt trải nghiệm cảm xúc » sẽ làm cho học sinh thiếu đi cảm xúc, tình cảm và ngăn cản sự trưởng thành chúng.
Nguyễn Quốc Vương dịch từ « Từ điển giáo dục môn Xã hội » (Gyosei, 2000)